Filtra per genere

Truyện ngắn chọn lọc

Truyện ngắn chọn lọc

VNPodcast

Những câu chuyện đầy tính nhân văn hay phản ánh đời sống xã hội. Hơi thở cuộc sống quanh ta được truyền tải qua những giọng đọc truyền cảm, sâu lắng. Xin mời các bạn lắng nghe. https://www.stitcher.com/show/1085656 https://www.pandora.com/podcast/truyn-em-khuya/PC:1001085656 https://www.podbean.com/ew/dir-hpnqc-1e207151

92 - Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"
0:00 / 0:00
1x
  • 92 - Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

    Nhà văn Đỗ Phấn, một người bạn thân tình của tác giả đã dành một lời bình như sau cho truyện ngắn Sợi dây đàn thất lạc: “Dù cho tác giả tâm sự rằng đây là một câu chuyện có thật thì ta vẫn dễ dàng nhận thấy một phẩm tính văn chương hồn hậu trong trẻo. Thứ đã thiếu vắng rất lâu trong văn học Việt hôm nay. Thứ đã từng làm nên gương mặt điển hình của văn chương phi hư cấu Việt Nam giai đoạn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Câu chuyện với một cấu trúc đơn giản, tuyến tính được kể với giọng chậm rãi, ngậm ngùi như những nốt nhạc thong thả gieo vào tâm trí bất cứ ai đã từng sống qua những tháng năm chiến tranh vệ quốc. Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh. Chẳng có gì là điển hình cho ai hay cái gì. Nó như muôn ngàn câu chuyện thời chiến được nhìn với ánh mắt trẻ thơ trong trẻo và rung động sâu sắc. Nó chính là những góc khuất thường nhật của cả một thời gian dài trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh mang lại rất nhiều đau thương mất mát, nhưng ở một góc nhìn văn nghệ mà cụ thể là âm nhạc ta mới thấy những mất mát lớn đến không ngờ. Mất mát ước mơ của cả người còn sống và người đã mất. May mắn thay, ước mơ vẫn còn nằm trọn vẹn trong kí ức của một lớp người đã trải qua như một tài sản vĩnh cửu để lại cho cháu con”. Với truyện ngắn của Trần Thị Tú Ngọc, đây là một cây bút sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bước vào hòa bình. Tiếng đàn trong truyện ngắn Người chơi đàn lặng lẽ từ chỗ tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của một con người, đã làm được những điều lớn lao hơn, có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn khi nghệ sĩ chơi đàn tổ chức một buổi biểu diễn để gây quỹ ủng hộ những em bé có hoàn cảnh khó khăn trong thành phố. Người nghệ sĩ ấy không mưu cầu sự nổi tiếng hay tạo vinh quang cho bản thân, khi anh đến và khi anh rời đi đều lặng lẽ. Nhưng rồi, một cái kết mở ở cuối truyện cho người đọc nhiều hy vọng về sự gắn bó đồng điệu giữa hai tâm hồn giàu lòng nhân ái. Cả hai truyện ngắn chúng ta vừa nghe đều mang đến những xúc cảm thật đẹp của tiếng đàn. Những tiếng đàn mang theo nó vẻ đẹp tâm hồn của người chơi đàn và từ đó lan tỏa những năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Khi mỗi chúng ta được xúc động trước âm nhạc, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cái chân, thiện, mỹ thêm một lần đến gần hơn với mỗi con người.

    Từ khóa tìm kiếm : Sợi dây đàn thất lạc, Nguyễn Thị Minh Thám, Người chơi đàn lặng lẽ, Trần Thị Tú Ngọc, con người, ân tình, khát vọng, kỷ niệm

    Mon, 06 May 2024 - 26min
  • 91 - Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

    Bằng giọng kể bình tĩnh, khúc chiết, liền mạch, tác giả Quyên Gavoye đã dẫn dắt người đọc, người nghe đi vào ngóc ngách câu chuyện gia đình với những niềm đau ngậm ngùi, khuất khúc. Ở đó ta thấy được cả tình thương và sự sự lạnh băng của nhân tâm, những số phận con người không vẹn tròn hạnh phúc. Vòng tròn bất hạnh, khổ đau, cô độc quẩn quanh tiếp diễn ấy chính là hiện thực cuộc sống. Đằng sau bề mặt bình yên là những con sóng dữ chực chờ nhấn chìm con người ngộp thở trong biển đời tàn nhẫn, khắc nghiệt. Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình. Tình thương, lòng tốt vô điều kiện không những đã trở thành cổ tích mà còn bị xem như lạc thời, không tưởng, ngớ ngẩn trong nhịp sống nơi người người đổ xô, giành giật, tích cóp lấy lợi lộc cho riêng mình. Nhân tâm trở nên yếu thế, bị đè bẹp, xúc xiểm và có lúc đã bị axit sự đời bào mòn đến mỏi mòn, suy kiệt. Trên nền câu chuyện xảy ra trong một gia đình, truyện ngắn của Quyên Gavoye đã phác ra được những nét kỳ dị và sống động về cuộc sống, con người hôm nay – Và từ câu chuyện, những câu văn lý trí, tưởng như trần thế, tỉnh khô ấy, lặng lẽ rút ruột những nỗi niềm lay thức. (Lời bình của BTV Võ Hà)

    Từ khóa tìm kiếm : Khói hương ở lại, Quyên Gavoye, gia đình, cuộc sống, hạnh phúc, số phận con người


    Mon, 29 Apr 2024 - 26min
  • 90 - "Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

    Quý vị và các bạn thân mến, Ô sin hay người giúp việc thường là những người phụ nữ ở vùng nông thôn ra thành phố phụ giúp công việc để kiếm kế sinh nhai. Công việc của Ô sin thì rất đa dạng từ giúp việc trong gia đình, trông trẻ, trông người già, người bệnh, có ô sin làm theo ngày, theo giờ, theo thời vụ hoặc dài lâu…. nhưng nói chung là người từ thôn quê lên thành phố kiếm việc làm. Nhưng cùng với sự phát triển hiện đại hoa, đô thị hóa nông thôn thì làng, xóm cũng bắt đầu có Ô sin. Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi. Ngoài đời nếu sự việc này xảy ra thì sẽ có 2 phương án. Một là Hà hấp bị đánh bầm dập đuổi đi, hai là Hà hấp chiếm luôn vị trí bà chủ nhà . Ấy nhưng cái kết câu chuyện khá bất ngờ khi vợ chồng ông Liên, bà Hương và Hà hấp chung sống hòa bình cùng nhau. Một cái kết bất ngờ mà lại rất nhân văn khi mẹ con Hà hấp được đôi vợ chồng già đón nhận. Nghề giúp việc rất cần thiết trong xã hội hiện đại cũng như mang đến lợi ích không nhỏ cho cả chủ nhà và người giúp việc. Tác giả đã khai thác, xây dựng nhóm người giúp việc ở làng trở thành một xã hội thu nhỏ với bất ngờ thú vị. Nghề Ô sin là nghề tự do nên đa phần những người phụ nữ làm nghề này đều phải tự lo của bản thân mình. Những vui buồn, khó khăn, mặt sáng tối trong công việc thì chỉ họ mới thấu hiểu. Qua truyện ngắn người đọc hiểu hơn về góc khuất, công việc bếp núc, tâm tư tình cảm của những người phụ nữ làm công việc Ô sin. Những chi tiết, sự việc trong truyện ngắn như người giúp việc có quan hệ “đặc biệt” với ông chủ, hay thiệt thòi của người phụ nữ xa nhà kiếm kế sinh nhai là có thật trong cuộc sống. Qua mối quan hệ tay ba giữa ông Liên, bà Hương và Hà hấp chúng ta thấy tình người, tình đời trong đó. Tổ ấm mới của Hà hấp là tia nắng ấm áp trong cuộc sống muôn màu.

    Từ khóa tìm kiếm : Ô sin làng, Trần Hồng Giang, nghề giúp việc, cô gái, góc khuất, nỗi niềm trăn trở, tâm tư tình cảm

     

    Mon, 22 Apr 2024 - 25min
  • 89 - “Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

    Truyện ngắn “Họ đã trở thành đàn ông” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến là một câu chuyện chiến tranh, kể về một nữ thanh niên xung phong ở một binh trạm. Điều day dứt và ám ảnh chúng ta chính là sự giằng xé nội tâm nhân vật này khi cô không dám trao thân gửi phận cho người yêu trước khi anh vào mặt trận. Cô đấu tranh với anh, với chính cô để giữ gìn đến ngày cưới. Nhưng, oái ăm thay, cay đắng thay, người lính ấy đã hy sinh, người yêu cô đã nằm lại chiến trường với lời hứa không bao giờ thực hiện được nữa. Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi. Cô chứng kiến những người lính trẻ măng tơ chưa biết sự đời là gì vì chưa trở thành đàn ông. Họ ra trận và sẽ không bao giờ trở lại. Họ đi vào cái chết một cách trinh trắng. Cô nghĩ, hãy cho họ trở thành đàn ông trước khi vào trận. Dẫu có hy sinh, cũng với tư thế một người đàn ông. Và từ đó, đêm đêm, cô trao tình thương cho các chàng lính trẻ. Ngày qua ngày, làm sao kể hết được bao nhiêu đêm, bao nhiêu lần, bao nhiêu chàng trai được hưởng tình yêu thương, hiến dâng của cô, và họ đã trở thành đàn ông như thế. Tứ truyện lạ, ấn tượng nhưng cứ băn khoăn day dứt. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”, vì đó mà hạnh phúc. Vì đó mà bất hạnh đau khổ nếu bị mất đi. Nhưng chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, giữa còn và mất, người phụ nữ đã chọn cách hy sinh, là dâng hiến. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

    Từ khóa tìm kiếm : Họ đã trở thành đàn ông, Phạm Ngọc Tiến, nữ thanh niên xung phong, người lính, chiến tranh, tình yêu, hy sinh, hiến dâng

    Mon, 15 Apr 2024 - 27min
  • 88 - “Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

     Nhân vật gã tên Thùng được nhà văn chú tâm khắc họa là một người đàn ông cục cằn, thô lỗ, nghiện rượu và ghen tuông. Một motip cũng khá quen thuộc khi khắc họa chân dung người đàn ông vùng cao với những bi kịch gia đình: Cuộc sống nghèo khó, ít học, đi kèm văn hóa đấm đá, bạo hành. Song khác với nhiều truyện ngắn chỉ nói về những bi kịch người vợ bị hành hạ, nhà văn Cao Duy Sơn ở truyện ngắn này lý giải cặn kẽ nguyên nhân sâu xa của bất hạnh hôn nhân của gia đình Thùng. Nhà văn dụng công xây dựng nhân vật Thùng: hết mực yêu vợ thương con, cũng từng là một con người tử tế biết cư xử , biết phân biệt tốt xấu….nhưng vì sao lại trở nên một con người cục cằn thô lỗ, rượu chè và luôn sống trong ngờ vực, thiếu tự tin như thế. Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào. Đó là lần Thùng chứng kiến sự phản bội của vợ và anh ta đã thiêu trụi ngôi nhà. Nhân vật Thùng cũng đã nhìn ra những hạn chế của mình nhưng quá muộn màng, anh ta không vượt lên được bằng sự tha thứ bao dung. Cuộc sống hôn nhân của anh ta nặng nề và bế tắc với lỗi lầm của người vợ. Đến một ngày người vợ không chịu được, đã tự bỏ ra đi. Truyện cho thấy những khát khao hạnh phúc của con người là có thật. Song chỉ khi đánh mất rồi con người mới thấm thía giá trị của nó. Vì thế thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới các bạn trẻ là hãy biết trân trọng hạnh phúc, hãy biết bao dung và tha thứ. Điều tưởng giản dị như vậy mà không phải ai cũng thực hiện được. Đoạn kết nhân ái thể hiện rõ góc nhìn nhân văn của một nhà văn giàu trải nghiệm. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

    Từ khóa tìm kiếm : Mùa én gọi bầy, nhà văn Cao Duy Sơn, hôn nhân, hạnh phúc, bao dung, tha thứ


    Mon, 08 Apr 2024 - 27min
Mostra altri episodi